Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, từ đầu năm nay, Trung tâm đã xây dựng và nâng cấp hệ thống vé điện tử trên nền tảng web để phục vụ việc quản lý điều hành các hoạt động bán vé của Trung tâm cũng như phục vụ cho du khách, khách sạn, công ty lữ hành có thể chủ động mua vé trực tuyến khi tham quan các di tích tại Huế. Hệ thống hướng tới sẽ tích hợp trên nền tảng ứng dụng di động.
Được triển khai thử nghiệm từ tháng 11/2022 tại 4 địa điểm Đại Nội, Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng và Lăng Khải Định, hệ thống bán vé điện tử đã thu được những kết quả tích cực, thuận tiện hơn cho người dùng so với việc ứng dụng hệ thống thẻ từ để vào các cổng kiểm soát như trước đây.
Đến nay, toàn bộ vé tham quan tại 4 điểm di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế đều đã được cung cấp qua hệ thống phần mềm bán vé điện tử và du khách sẽ thực hiện quét mã QR khi vào cổng kiểm soát. Du khách và các đơn vị lữ hành có thể truy cập hệ thống eticket.hueworldheritage.org.vn để mua vé điện tử.
Ngoài chức năng chính là bán vé tham quan, hệ thống phần mềm còn giới thiệu theo hình thức giản lược các địa điểm du lịch thuộc quần thể di tích Cố đô Huế bằng những bài viết song ngữ Việt - Anh. Hệ thống hình ảnh di sản được chọn lọc với tính thẩm mỹ cao cũng là một điểm nhấn của ứng dụng công nghệ này.
Cùng với việc đưa vào vận hành chính thức hệ thống bán vé điện tử, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng ra mắt dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR. Đây là hình thức thực tế ảo mở rộng, dùng kính Nreal Glass (XR) và dịch vụ Ki-ốt chụp ảnh được phát triển từ dịch vụ thực tế ảo VR “Đi tìm hoàng cung đã mất” do Trung tâm và Công ty IV COM hợp tác thực hiện trước đây tại Đại Nội - Huế.
Cả 2 dịch vụ dùng kính Nreal Glass và Ki-ốt chụp ảnh đều là các dịch vụ có thu phí. Trong đó, với dịch vụ dùng kính Nreal Glass, du khách đeo kính để trải nghiệm nội dung XR nhận biết các vật thể tại các vị trí cụ thể trong quá trình tham quan Đại Nội Huế, được tạo nên dựa trên nền tảng máy chủ ảo cá nhân.
Với dịch vụ Ki-ốt chụp ảnh, máy được đặt trong Trung tâm VR và được chụp theo hình thức chụp AR - một loại hình dịch vụ chụp hình lấy phông nền là Hoàng thành Huế, kết hợp với các nhân vật lịch sử hoặc có thể chèn các hiệu ứng, biểu tượng cảm xúc, sau đó in ra ảnh hoặc các tấm thẻ.
Hồi tháng 8/2022, cũng để tạo thuận tiện cho người dân và du khách, nền tảng đô thị thông minh Hue-S của tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra phiên bản mới, tích hợp thêm nhiều dịch vụ, tiện ích phục vụ nhu cầu đa dạng của nhiều nhóm đối tượng người dùng với giao diện và chức năng riêng biệt bao gồm: công dân, doanh nghiệp, nhà nước và khách du lịch.
Theo đó, khi người dùng chọn 1 nhóm, nền tảng Hue-S chỉ hiển thị những chức năng cần thiết cho nhóm đối tượng đó. Chẳng hạn, khi chọn vai trò là khách du lịch thì toàn bộ hoạt động ứng dụng, thông tin cho người dùng sẽ chuyển đổi hẳn qua giao diện dành cho khách du lịch.
Mới đây nhất, nền tảng Hue-S đã được trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022” ở Top 10 hạng mục Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số.
" alt=""/>Du khách đến Quần thể Di tích Cố đô Huế quét mã QR để thanh toán phí tham quanLà chuyên gia y tế đã có nhiều năm làm việc tại khu vực châu Á và Trung Đông, Ths.BS. Dilshaad Ali Bin Abas Ali ghi dấu ấn với cam kết về sự xuất sắc, lấy người bệnh làm trung tâm và tinh thần liên tục cải tiến, đổi mới sáng tạo. Dưới sự điều hành của ông, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ đang phát triển danh mục y tế đa dạng, đa thương hiệu, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện đến người bệnh và cộng đồng.
Bích Đào
" alt=""/>Hoàn Mỹ giành giải thưởng kép tại Asian Management Excellence Awards 2024Các chủ đề chính tại triển lãm là công nghệ chiếu sáng công cộng, các hệ thống bảo mật, an ninh an toàn trong hệ sinh thái thành phố thông minh, trang thiết bị để xây dựng và quản lý tòa nhà thông minh, các giải pháp ứng dụng công nghệ trong quản lý sản xuất thông minh, tòa nhà - nhà ở và căn hộ thông minh, giải pháp xử lý môi trường, rác thải thông minh,...
Song song với đó là Diễn đàn Phát triển đô thị thông minh trong tiến trình chuyển đổi số, hướng đến xây dựng, phát triển hạ tầng dữ liệu và phân tích hiện đại cho Đô thị thông minh.
Theo ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam, Diễn đàn và Triển lãm là hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu thúc đẩy việc triển khai các dự án thành phố thông minh và ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số để từ đó tận dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực xã hội nhằm giải quyết các thách thức của Việt Nam.
“Tại diễn đàn, các diễn giả sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thành công trong quá trình xây dựng đô thị thông minh của Hàn Quốc và các nước châu Á, để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ 4”, ông Nguyễn Minh Hồng nói.
Ông Nguyễn Khắc Lịch - Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin & Truyền thông) cho hay, công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Trong đó, không thể thiếu việc chuyển đổi số các dịch vụ của một thành phố, đô thị thông minh. Với bối cảnh đó, cần làm sao đưa được các dịch vụ đô thị thông minh cung cấp trên nền tảng số, để người dân có thể hưởng những giá trị thực từ đô thị thông minh.
Theo ông Nguyễn Quân - Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, muốn thông minh cần phải có dữ liệu, nếu không có dữ liệu sẽ không thể thông minh. Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu là tiền đề và là bước đi đầu tiên để xây dựng các đô thị thông minh. Xã hội số cũng được tạo thành từ cơ sở dữ liệu.
“Vai trò của Diễn đàn Smart City Asia 2023 là đưa ra những góc nhìn, đề xuất để các nhà quản lý hiểu được tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu. Đó phải là cơ sở dữ liệu có cấu trúc, có khả năng tích hợp với hệ thống chung….”, ông Nguyễn Quân nói.